Ngày 18/11, các nhà nhập khẩu ôtô tại Việt Nam gồm: công ty THHH Ôtô Á Châu (nhập khẩu xe Audi), công ty TNHH CT-Wearnes Vietnam (nhập khẩu xe Bentley và Lamborghini), công ty cổ phần ôtô Âu Châu (nhập khẩu xe BMW và MINI), công ty cổ phần ôtô UK (nhập khẩu xe Jaguar và Land Rover), công ty Auto Motors Việt Nam (nhập khẩu xe Renault), công ty cổ phẩn ôtô Regal (nhập khẩu xe Rolls-Royce), công ty TNHH ôtô Hình Tượng Ôtô Việt Nam (nhập khẩu xe Subaru) và công ty TNHH ôtô Thế Giới (nhập khẩu xe Volkswagen) đã cùng ngồi lại với nhau để thống nhất tổ chức Triển lãm ôtô quốc tế lần thứ 2 tại TP. HCM. Sau buổi họp báo, đại diện các nhà nhập khẩu ôtô được ủy quyền chính hãng đã gửi đi một bức thư mang nội dung quan trọng liên quan tới việc tính thuế TTĐB.
Trong thư, 8 nhà nhập khẩu đã bày tỏ “ý kiến khẩn cấp” về việc Quốc hội đang tiến hành bàn bạc về dự luật để thay đổi, bổ sung thuế TTĐB dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 sau khi đã ban hành (vào ngày 28/10) Nghị định 108/2015/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành và bổ sung một số điều của luật thuế TTĐB cũng có hiệu lực từ đầu năm sau.
Xem thêm Giá Xe Toyota tại Toyota Hùng Vương
Các nhà nhập khẩu “quan ngại sâu sắc” rằng việc thay đổi này sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp nói chung để có thể theo sát các thay đổi trong chính sách thuế và điều chỉnh kinh doanh cho phù hợp. Ngoài ra, đại diện 8 nhà nhập khẩu cũng đánh giá việc này sẽ gây nên tiếng xấu cho môi trường kinh doanh nói chung cũng như sự phát triển bền vững của ngành ôtô Việt Nam, đồng thời gây tác động xấu đến thị trường và ảnh hưởng đến sức mua của cả ngành ôtô nói riêng.
Với những lý lẽ đó, 8 nhà nhập khẩu đã đề nghị thay đổi thời gian áp dụng nghị định nêu trên dự tính vào ngày 1/7/2016 để “hiểu cách tính thuế mới, áp dụng và lập kế hoạch hoạt động, đầu tư, nhân sự…”. Cùng với đó, các nhà nhập khẩu ôtô cũng kỳ vọng ngồi chung với các nhà lắp ráp, sản xuất ôtô trong nước trong một cuộc họp do Bộ Tài chính tổ chức nhằm đưa ra một ý kiến thống nhất trước khi phê duyệt thuế TTĐB và ban hành, áp dụng.
Hiện tại, có 3 mô hình kinh doanh mà cả các nhà sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ôtô tại Việt Nam đang áp dụng. Đó là (1) nhà nhập khẩu, sản xuất tách riêng với nhà nhà phân phối, tách riêng với đại lý, (2) nhà nhập khẩu, sản xuất gộp với phân phối, tách riêng đại lý và (3) nhà nhập khẩu, sản xuất gộp với cả phân phối và đại lý. Trong đó mô hình thứ 3 sẽ bị chịu thuế cao nhất nếu tính theo cách tính mới. Cả 8 doanh nghiệp nhập khẩu ôtô nêu trên đều thuộc mô hình thứ 3.